Nguyễn Trãi (1380 - 1442) để lại cho đời những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm đặc sắc, qua đó để chúng ta hiểu rõ về chân dung của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hơn thế nữa, qua thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông, ta có thể nhận ra chân dung một nghệ sĩ, một con người chính trực. Tìm hiểu Nguyễn Trãi thông qua một tác phẩm chữ Hán trong Ức Trai thi tập và một tác phẩm chữ Nôm trong Quốc âm thi tập tuy chưa giúp hình dung đầy đủ về tâm hồn Nguyễn Trãi, nhưng chúng ta cũng có thể nhận ra tâm sự cũng như cảm hứng của nhà thơ.
I. Mạn hứng bài số 4:
Nguyên tác:
Cửu vạn đoàn phong ký tích tằng
Đương niên thác tỷ bắc minh bằng
Hư danh tự thán thành cơ đẩu
Hậu học thùy tương tác chuẩn thằng
Nhất phiến đan tâm chân hống hỏa
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng
Ưu du thả phục ngôn dư hiếu
Phủ ngưỡng tùy nhân tạ bất năng.
Dịch nghĩa:
Nhớ xưa từng có ý muốn cưỡi gió lên chín vạn dặm cao
Bây giờ toan tự sánh mình với chim bằng ở biển bắc
(Tự thẹn) hư danh (vô dụng) chẳng khác nào sao cơ sao đẩu
Kẻ học sau ai lại đem mình ra làm mức làm chuẩn
Một tấm lòng son sắt như lò lửa luyện kim đan
Mười năm phục vụ liêm khiết trong như bầu ngọc
Lại bảo rằng ta ưa thanh nhàn
Còn như cúi mình theo người thì ta không có khả năng.
Dịch thơ:
Từng ước mơ bay chín vạn tầng
Giờ mong biển bắc giống chim bằng
Đáng than danh giả thành nia đấu
Khó để người sau dựa mực cân
Một tấm lòng son như thuốc luyện
Mười năm chức sạch tựa bầu băng
Thanh nhàn, ấy rõ điều ta thích
Luồn cúi theo người ta chẳng vâng.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Căn cứ vào nội dung, có thể suy đoán bài thơ này được Nguyễn Trãi sáng tác khi đã hoàn thành sự nghiệp chống quân Minh giải phóng đất nước và đang còn làm quan tại triều Lê. Trong hoàn cảnh bọn quyền thần lũng đoạn triều chính, chí lớn giúp vua an dân của ông không thể thực hiện được, bản thân Nguyễn Trãi cũng bị chèn ép, vì vậy bài thơ chính là nỗi niềm của người anh hùng trước thời thế đổi thay, mang nặng tâm sự về nhân tình thế thái, bộc lộ rõ khí tiết thanh cao của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, cô đúc những nỗi niềm sâu kín, cũng như thấy những xung đột giữa khát vọng và hiện thực, giữa quá khứ và hiện tại, khởi đầu của những bi kịch trong cuộc đời người anh hùng Nguyễn Trãi - một nhà nho tiết tháo, một kẻ sĩ cương trực.
Hai câu đề của bài thơ toát lên cốt cách và hào khí của người anh hùng mang chí lớn, thể hiện cái hào sảng ngất trời của con người đã góp công sức trong công cuộc Bình Ngô:
Cửu vạn đoàn phong ký tích tằng
Đương niên thác tỷ bắc minh bằng
Kết hợp với hai câu thực, chúng ta mới nhận ra ý nghĩa của phần tiền giải trong bài thơ: Nguyễn Trãi đang tự giễu chính mình, đặt những khát vọng ước mơ của quá khứ đối mặt với thực tại để ý thức rõ hơn hoàn cảnh của mình. Con người từng mơ làm cánh chim bằng bay chín vạn tầng mây đâu phải là loại tầm thường dễ chịu khép mình vào trong vòng danh lợi! Con người ấy thực tế đã làm cánh chim bằng thoả chí lớn cứu nước trả thù nhà, góp công sức đuổi sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Thế nhưng, trong cái triều đình buổi đầu lập nước đã sớm xuất hiện bè phái nghi kỵ nhau, bản thân Nguyễn Trãi cảm nhận rõ sự lẻ loi của một người mang chí lớn:
Hư danh tự thán thành cơ đẩu
Hậu học thùy tương tác chuẩn thằng
Với ông, công danh chỉ là thứ “hư danh” có thể làm hỏng con người mà thôi. Nguyễn Trãi từng viết trong một bài thơ khác những lời đầy cay đắng:
Hư danh thực họa thù kham tiếu
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên
Tấm lòng cô trung của ông đặt vào giữa một triều chính do bọn quyền thần thao túng quả là thứ “thực họa”. Thế nhưng, Nguyễn Trãi cũng kín đáo mượn tiếng cười giễu mình mà phê phán bọn người “hậu học” không thể hiểu nổi con người có chí cao như cánh chim bằng kia. Thực tế của triều Lê đã phơi bày bao nhiêu điều chướng tai gai mắt, khiến Nguyễn Trãi không khỏi chạnh lòng. Trong một bài thơ chữ Nôm, ông từng nhận thấy: “Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng – Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”! Một người đã thấm nhuần đạo lý phò vua giúp nước, muốn đem sở học của mình để đem lại quốc thái dân an, thế nhưng những trở lực bên ngoài khiến ông cảm thấy mình như bất lực. Nguyễn Trãi đã chọn lựa cách sống của mình theo đúng phương châm ứng xử của kẻ sĩ: “độc thiện kỳ thân”. Trong hoàn cảnh ấy, chúng ta thấy nhà thơ vẫn vững vàng một phẩm cách thanh cao :
Nhất phiến đan tâm chân hống hỏa
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng
Cái cứng cỏi, chính trực của Nguyễn Trãi hiện lên thật đáng để ta khâm phục. Ông sống không hổ thẹn với chức trách của mình. Lăn lộn giữa chốn quan trường “hư danh” ấy, ông vẫn giữ mình trọn vẹn “nhất phiến đan tâm” (một tấm lòng son) giữa lò luyện ngục. Đúng ra, Nguyễn Trãi có thể hoàn toàn cho phép mình được thụ hưởng những thành quả sau những công lao ông đóng góp cho việc bình Ngô phục quốc, thế nhưng con người ấy với tấm lòng ưu quốc ái dân canh cánh trước sau như một không đánh đổi mình. Đó là cái chí của bậc trượng phu : “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Mười năm giữa chốn quan trường, lòng ông thanh khiết như bầu ngọc. Bản thân ông tự hào về điều đó. Giữ được mình giữa chốn hư danh chẳng phải là điều khó lắm sao, nhưng Nguyễn Trãi đã khẳng định chính mình bằng phẩm chất thanh cao tuyệt vời, dửng dưng như băng tuyết trước bả vinh hoa phú quí. Con đường lánh xa danh lợi đã được ông chỉ ra trong hoàn cảnh luôn bị câu thúc cũng là con đường của bao kẻ sĩ chân chính:
Ưu du thả phục ngôn dư hiếu
Phủ ngưỡng tùy nhân tạ bất năng.
Chí “ưu du” đã được nhà thơ nói tới trong hoàn cảnh này, như thể hiện dứt khoát một sự chọn lựa. Đó không phải là thái độ tiêu cực lánh đời mà chính là cách xử sự theo đúng phương châm “hành tàng” của kẻ sĩ. Dũng khí của nhà thơ toát lên trong câu cuối: đến như việc cúi ngửa theo người thì ta không có khả năng! Nói về mình nhưng cũng thể hiện thái độ cương quyết với hạng người xu nịnh luồn cúi nhũng loạn triều đình. Câu thơ hàm ý mỉa mai nhưng đồng thời cũng chứa đựng nỗi đau đời của Nguyễn Trãi. Bởi thế nhan đề bài thơ là Mạn hứng thế nhưng đó chính là cô đúc những suy tư thời cuộc và bộc lộ thái độ kiên quyết đứng ngoài vòng danh lợi của nhà thơ.
II. Mạn thuật (bài 30):
Chân chăng lọt đến cửa vương hầu,
Ấy tuổi nào thế đã bạc đầu.
Liệu cửa nhà xem bằng quán khách,
Ðem công danh đổi lấy cần câu.
Thân đà hết lụy thân nên nhẹ,
Bụt ấy là lòng bụt há cầu.
Bui một quân thân ơn cực nặng,
Tơ hào chưa báo hãy còn âu.
Nếu ở những bài Mạn hứng trong thơ chữ Hán ta gặp một Nguyễn Trãi với nỗi băn khoăn thời thế, chủ yếu trong cương vị của một ông quan đương triều thì ở thơ chữ Nôm, ta lại gặp một Nguyễn Trãi trong chùm Mạn thuật với tư cách một người đã nhẹ bước phong vân, giã từ danh lợi tầm thường. Dù ở cương vị nào, ông vẫn nguyên vẹn là một người hết lòng vì dân vì nước, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sạch. Đó cũng là tinh thần chung của chùm bài Mạn hứng.
Toàn bộ bài thơ là hình ảnh của Nguyễn Trãi gắn với thái độ bình thản trước danh lợi, bộc lộ một nhân cách cao quí. Con người đời thường giản dị ấy đã có khoảnh khắc ngắm nhìn lại mình:
Chân chăng lọt đến cửa vương hầu,
Ấy tuổi nào thế đã bạc đầu.
Không màng đến cửa vương hầu, đó là cách mà Nguyễn Trãi muốn khẳng định mình, khi công danh đã thành miếng bả cho những kẻ tham danh cầu lợi xâu xé. Nỗi buồn thời thế đọng lại thành suy tư về thân phận, trong mái đầu bạc không chỉ vì thời gian mà vì những nỗi niềm thời thế. Nguyễn Trãi đã xuất hiện với tư cách của một người rũ sạch danh lợi, tìm về với cuộc sống ẩn sĩ:
Liệu cửa nhà xem bằng quán khách,
Ðem công danh đổi lấy cần câu.
Trong câu thơ này, ít nhiều Nguyễn Trãi đã chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo và tư tưởng Đạo gia xem cuộc đời là hư huyễn. Phải chăng trong đó có nỗi niềm chán ngán khi đối sánh những cái hư - thực, có – không? “Cửa nhà” như “quán khách”, thú vui con người là chiếc cần câu gắn với cuộc đời của một ông Ngư. Người ta câu lợi danh, còn Nguyễn Trãi thì ung dung cuộc sống hoà nhập với thiên nhiên, với thú nhàn. Trong một bài thơ khác, Nguyễn Trãi cũng từng viết:
“Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Cuộc sống quen với áo nâu bô cật vận xênh xang thật đầy hứng thú, có thể giúp người anh hùng quên đi những nỗi đời nặng trĩu? Thái độ phủ nhận danh lợi trước sau như một của Nguyễn Trãi liệu có mang dấu ấn của tư tưởng bi quan yếm thế hay cậy nhờ học thuyết vô vi của Đạo gia? Trong hai câu luận, nhà thơ viết:
Thân đà hết lụy thân nên nhẹ,
Bụt ấy là lòng bụt há cầu.
Bản thân nhà thơ đã tự bộc lộ con người đầy cá tính của mình qua hai câu thơ này. Xem lợi danh nhẹ tựa lông hồng, với Nguyễn Trãi, một ngày ở chốn quan trường là phải gánh lụy trần gian đầy hung hiểm. Bởi thế rũ bỏ khỏi những ám ảnh lợi danh, ông cảm thấy sung sướng nhẹ gánh. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cũng không chọn con đường an ủi bằng cách trốn tránh vào những triết lý hư vô. Tâm hồn ông đã đạt đến ngộ tính, bởi những thăng trầm thế sự đã được ông chiêm nghiệm và hiểu rõ: “Nhân gian mọi sự đều nguôi hết”. Ông hiểu chốn quan trường hiểm ác, nghi kỵ lẫn nhau, bởi vậy rũ áo ra đi lòng ông không hề vướng bận. Không đi tìm một niềm tin mơ hồ nơi cửa Phật, cũng không hoàn toàn đắm chìm vào triết lý của Đạo gia, trước sau như một Nguyễn Trãi vẫn là một con người của lý tưởng “trí quân trạch dân”:
Bui một quân thân ơn cực nặng
Tơ hào chưa báo vẫn còn âu.
Đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Trãi nhắc đến khái niệm “quân thân”. Nỗi đau ấy từng theo ông trong bao đêm mất ngủ, trằn trọc nhìn vầng trăng lạnh, từng làm nên bóng dáng cô đơn của ông giữa đêm hàn:
Bình sinh độc bão tiên ưu chí
Toạ ủng hàn khâm dạ bất miên
Không ngủ vì bên lòng canh cánh chí “tiên ưu”, không ngủ cũng vì “một sự quân thân chẳng khứng nguôi”. Đúng như nhận xét khái quát của PGS.TS Lã Nhâm Thìn về con người Nguyễn Trãi trong thơ, đó là “con người trọng nhân nghĩa, khinh quyền mưu, lấy cái huyễn ảo của Đạo gia để phủ nhận danh lợi; con người thức tỉnh, ý thức về cá nhân; theo thuyết “ái ưu” của Nho gia, chỉ nhắc đến “tiên ưu”, không nhắc đến “hậu lạc.” Nguyễn Trãi trong bài thơ này vẫn một tư thế cứng cỏi, đối mặt với bi kịch chính mình bằng tinh thần trước sau như một của một “mái đầu bạc” nhưng vẫn vẹn “tấm lòng son”.
Đọc thơ Nguyễn Trãi, dù chữ Nôm hay chữ Hán, ta đều nhìn thấy trọn vẹn chân dung của một anh hùng, một thi nhân, một con người chính trực kiên cường mà cũng rất ung dung bình thản. Thơ là nhân cách, là tâm hồn Nguyễn Trãi, “trong sáng và đầy sức sống” (Phạm Văn Đồng).
Ngày 15 tháng 3 năm 2008
Trần Hà Nam
I. Mạn hứng bài số 4:
Nguyên tác:
Cửu vạn đoàn phong ký tích tằng
Đương niên thác tỷ bắc minh bằng
Hư danh tự thán thành cơ đẩu
Hậu học thùy tương tác chuẩn thằng
Nhất phiến đan tâm chân hống hỏa
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng
Ưu du thả phục ngôn dư hiếu
Phủ ngưỡng tùy nhân tạ bất năng.
Dịch nghĩa:
Nhớ xưa từng có ý muốn cưỡi gió lên chín vạn dặm cao
Bây giờ toan tự sánh mình với chim bằng ở biển bắc
(Tự thẹn) hư danh (vô dụng) chẳng khác nào sao cơ sao đẩu
Kẻ học sau ai lại đem mình ra làm mức làm chuẩn
Một tấm lòng son sắt như lò lửa luyện kim đan
Mười năm phục vụ liêm khiết trong như bầu ngọc
Lại bảo rằng ta ưa thanh nhàn
Còn như cúi mình theo người thì ta không có khả năng.
Dịch thơ:
Từng ước mơ bay chín vạn tầng
Giờ mong biển bắc giống chim bằng
Đáng than danh giả thành nia đấu
Khó để người sau dựa mực cân
Một tấm lòng son như thuốc luyện
Mười năm chức sạch tựa bầu băng
Thanh nhàn, ấy rõ điều ta thích
Luồn cúi theo người ta chẳng vâng.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Căn cứ vào nội dung, có thể suy đoán bài thơ này được Nguyễn Trãi sáng tác khi đã hoàn thành sự nghiệp chống quân Minh giải phóng đất nước và đang còn làm quan tại triều Lê. Trong hoàn cảnh bọn quyền thần lũng đoạn triều chính, chí lớn giúp vua an dân của ông không thể thực hiện được, bản thân Nguyễn Trãi cũng bị chèn ép, vì vậy bài thơ chính là nỗi niềm của người anh hùng trước thời thế đổi thay, mang nặng tâm sự về nhân tình thế thái, bộc lộ rõ khí tiết thanh cao của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, cô đúc những nỗi niềm sâu kín, cũng như thấy những xung đột giữa khát vọng và hiện thực, giữa quá khứ và hiện tại, khởi đầu của những bi kịch trong cuộc đời người anh hùng Nguyễn Trãi - một nhà nho tiết tháo, một kẻ sĩ cương trực.
Hai câu đề của bài thơ toát lên cốt cách và hào khí của người anh hùng mang chí lớn, thể hiện cái hào sảng ngất trời của con người đã góp công sức trong công cuộc Bình Ngô:
Cửu vạn đoàn phong ký tích tằng
Đương niên thác tỷ bắc minh bằng
Kết hợp với hai câu thực, chúng ta mới nhận ra ý nghĩa của phần tiền giải trong bài thơ: Nguyễn Trãi đang tự giễu chính mình, đặt những khát vọng ước mơ của quá khứ đối mặt với thực tại để ý thức rõ hơn hoàn cảnh của mình. Con người từng mơ làm cánh chim bằng bay chín vạn tầng mây đâu phải là loại tầm thường dễ chịu khép mình vào trong vòng danh lợi! Con người ấy thực tế đã làm cánh chim bằng thoả chí lớn cứu nước trả thù nhà, góp công sức đuổi sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Thế nhưng, trong cái triều đình buổi đầu lập nước đã sớm xuất hiện bè phái nghi kỵ nhau, bản thân Nguyễn Trãi cảm nhận rõ sự lẻ loi của một người mang chí lớn:
Hư danh tự thán thành cơ đẩu
Hậu học thùy tương tác chuẩn thằng
Với ông, công danh chỉ là thứ “hư danh” có thể làm hỏng con người mà thôi. Nguyễn Trãi từng viết trong một bài thơ khác những lời đầy cay đắng:
Hư danh thực họa thù kham tiếu
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên
Tấm lòng cô trung của ông đặt vào giữa một triều chính do bọn quyền thần thao túng quả là thứ “thực họa”. Thế nhưng, Nguyễn Trãi cũng kín đáo mượn tiếng cười giễu mình mà phê phán bọn người “hậu học” không thể hiểu nổi con người có chí cao như cánh chim bằng kia. Thực tế của triều Lê đã phơi bày bao nhiêu điều chướng tai gai mắt, khiến Nguyễn Trãi không khỏi chạnh lòng. Trong một bài thơ chữ Nôm, ông từng nhận thấy: “Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng – Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”! Một người đã thấm nhuần đạo lý phò vua giúp nước, muốn đem sở học của mình để đem lại quốc thái dân an, thế nhưng những trở lực bên ngoài khiến ông cảm thấy mình như bất lực. Nguyễn Trãi đã chọn lựa cách sống của mình theo đúng phương châm ứng xử của kẻ sĩ: “độc thiện kỳ thân”. Trong hoàn cảnh ấy, chúng ta thấy nhà thơ vẫn vững vàng một phẩm cách thanh cao :
Nhất phiến đan tâm chân hống hỏa
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng
Cái cứng cỏi, chính trực của Nguyễn Trãi hiện lên thật đáng để ta khâm phục. Ông sống không hổ thẹn với chức trách của mình. Lăn lộn giữa chốn quan trường “hư danh” ấy, ông vẫn giữ mình trọn vẹn “nhất phiến đan tâm” (một tấm lòng son) giữa lò luyện ngục. Đúng ra, Nguyễn Trãi có thể hoàn toàn cho phép mình được thụ hưởng những thành quả sau những công lao ông đóng góp cho việc bình Ngô phục quốc, thế nhưng con người ấy với tấm lòng ưu quốc ái dân canh cánh trước sau như một không đánh đổi mình. Đó là cái chí của bậc trượng phu : “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Mười năm giữa chốn quan trường, lòng ông thanh khiết như bầu ngọc. Bản thân ông tự hào về điều đó. Giữ được mình giữa chốn hư danh chẳng phải là điều khó lắm sao, nhưng Nguyễn Trãi đã khẳng định chính mình bằng phẩm chất thanh cao tuyệt vời, dửng dưng như băng tuyết trước bả vinh hoa phú quí. Con đường lánh xa danh lợi đã được ông chỉ ra trong hoàn cảnh luôn bị câu thúc cũng là con đường của bao kẻ sĩ chân chính:
Ưu du thả phục ngôn dư hiếu
Phủ ngưỡng tùy nhân tạ bất năng.
Chí “ưu du” đã được nhà thơ nói tới trong hoàn cảnh này, như thể hiện dứt khoát một sự chọn lựa. Đó không phải là thái độ tiêu cực lánh đời mà chính là cách xử sự theo đúng phương châm “hành tàng” của kẻ sĩ. Dũng khí của nhà thơ toát lên trong câu cuối: đến như việc cúi ngửa theo người thì ta không có khả năng! Nói về mình nhưng cũng thể hiện thái độ cương quyết với hạng người xu nịnh luồn cúi nhũng loạn triều đình. Câu thơ hàm ý mỉa mai nhưng đồng thời cũng chứa đựng nỗi đau đời của Nguyễn Trãi. Bởi thế nhan đề bài thơ là Mạn hứng thế nhưng đó chính là cô đúc những suy tư thời cuộc và bộc lộ thái độ kiên quyết đứng ngoài vòng danh lợi của nhà thơ.
II. Mạn thuật (bài 30):
Chân chăng lọt đến cửa vương hầu,
Ấy tuổi nào thế đã bạc đầu.
Liệu cửa nhà xem bằng quán khách,
Ðem công danh đổi lấy cần câu.
Thân đà hết lụy thân nên nhẹ,
Bụt ấy là lòng bụt há cầu.
Bui một quân thân ơn cực nặng,
Tơ hào chưa báo hãy còn âu.
Nếu ở những bài Mạn hứng trong thơ chữ Hán ta gặp một Nguyễn Trãi với nỗi băn khoăn thời thế, chủ yếu trong cương vị của một ông quan đương triều thì ở thơ chữ Nôm, ta lại gặp một Nguyễn Trãi trong chùm Mạn thuật với tư cách một người đã nhẹ bước phong vân, giã từ danh lợi tầm thường. Dù ở cương vị nào, ông vẫn nguyên vẹn là một người hết lòng vì dân vì nước, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sạch. Đó cũng là tinh thần chung của chùm bài Mạn hứng.
Toàn bộ bài thơ là hình ảnh của Nguyễn Trãi gắn với thái độ bình thản trước danh lợi, bộc lộ một nhân cách cao quí. Con người đời thường giản dị ấy đã có khoảnh khắc ngắm nhìn lại mình:
Chân chăng lọt đến cửa vương hầu,
Ấy tuổi nào thế đã bạc đầu.
Không màng đến cửa vương hầu, đó là cách mà Nguyễn Trãi muốn khẳng định mình, khi công danh đã thành miếng bả cho những kẻ tham danh cầu lợi xâu xé. Nỗi buồn thời thế đọng lại thành suy tư về thân phận, trong mái đầu bạc không chỉ vì thời gian mà vì những nỗi niềm thời thế. Nguyễn Trãi đã xuất hiện với tư cách của một người rũ sạch danh lợi, tìm về với cuộc sống ẩn sĩ:
Liệu cửa nhà xem bằng quán khách,
Ðem công danh đổi lấy cần câu.
Trong câu thơ này, ít nhiều Nguyễn Trãi đã chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo và tư tưởng Đạo gia xem cuộc đời là hư huyễn. Phải chăng trong đó có nỗi niềm chán ngán khi đối sánh những cái hư - thực, có – không? “Cửa nhà” như “quán khách”, thú vui con người là chiếc cần câu gắn với cuộc đời của một ông Ngư. Người ta câu lợi danh, còn Nguyễn Trãi thì ung dung cuộc sống hoà nhập với thiên nhiên, với thú nhàn. Trong một bài thơ khác, Nguyễn Trãi cũng từng viết:
“Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Cuộc sống quen với áo nâu bô cật vận xênh xang thật đầy hứng thú, có thể giúp người anh hùng quên đi những nỗi đời nặng trĩu? Thái độ phủ nhận danh lợi trước sau như một của Nguyễn Trãi liệu có mang dấu ấn của tư tưởng bi quan yếm thế hay cậy nhờ học thuyết vô vi của Đạo gia? Trong hai câu luận, nhà thơ viết:
Thân đà hết lụy thân nên nhẹ,
Bụt ấy là lòng bụt há cầu.
Bản thân nhà thơ đã tự bộc lộ con người đầy cá tính của mình qua hai câu thơ này. Xem lợi danh nhẹ tựa lông hồng, với Nguyễn Trãi, một ngày ở chốn quan trường là phải gánh lụy trần gian đầy hung hiểm. Bởi thế rũ bỏ khỏi những ám ảnh lợi danh, ông cảm thấy sung sướng nhẹ gánh. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cũng không chọn con đường an ủi bằng cách trốn tránh vào những triết lý hư vô. Tâm hồn ông đã đạt đến ngộ tính, bởi những thăng trầm thế sự đã được ông chiêm nghiệm và hiểu rõ: “Nhân gian mọi sự đều nguôi hết”. Ông hiểu chốn quan trường hiểm ác, nghi kỵ lẫn nhau, bởi vậy rũ áo ra đi lòng ông không hề vướng bận. Không đi tìm một niềm tin mơ hồ nơi cửa Phật, cũng không hoàn toàn đắm chìm vào triết lý của Đạo gia, trước sau như một Nguyễn Trãi vẫn là một con người của lý tưởng “trí quân trạch dân”:
Bui một quân thân ơn cực nặng
Tơ hào chưa báo vẫn còn âu.
Đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Trãi nhắc đến khái niệm “quân thân”. Nỗi đau ấy từng theo ông trong bao đêm mất ngủ, trằn trọc nhìn vầng trăng lạnh, từng làm nên bóng dáng cô đơn của ông giữa đêm hàn:
Bình sinh độc bão tiên ưu chí
Toạ ủng hàn khâm dạ bất miên
Không ngủ vì bên lòng canh cánh chí “tiên ưu”, không ngủ cũng vì “một sự quân thân chẳng khứng nguôi”. Đúng như nhận xét khái quát của PGS.TS Lã Nhâm Thìn về con người Nguyễn Trãi trong thơ, đó là “con người trọng nhân nghĩa, khinh quyền mưu, lấy cái huyễn ảo của Đạo gia để phủ nhận danh lợi; con người thức tỉnh, ý thức về cá nhân; theo thuyết “ái ưu” của Nho gia, chỉ nhắc đến “tiên ưu”, không nhắc đến “hậu lạc.” Nguyễn Trãi trong bài thơ này vẫn một tư thế cứng cỏi, đối mặt với bi kịch chính mình bằng tinh thần trước sau như một của một “mái đầu bạc” nhưng vẫn vẹn “tấm lòng son”.
Đọc thơ Nguyễn Trãi, dù chữ Nôm hay chữ Hán, ta đều nhìn thấy trọn vẹn chân dung của một anh hùng, một thi nhân, một con người chính trực kiên cường mà cũng rất ung dung bình thản. Thơ là nhân cách, là tâm hồn Nguyễn Trãi, “trong sáng và đầy sức sống” (Phạm Văn Đồng).
Ngày 15 tháng 3 năm 2008
Trần Hà Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét