Đoạn 1: Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng tay lại giữa thoi xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!
Em xin phép mẹ vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.:
Nguyễn Bính (1918 - 1966)
Nguyễn Bính đã ghi dấu ấn của mình trên những trang thơ tài hoa thấm đẫm hồn quê, tình quê. Vẻ đẹp chân quê ấy, ngày nay như một của hiếm nên những vần thơ của Nguyễn Bính dường như lại càng có sức lay động, thức tỉnh người nhà quê trong chúng ta một cách mãnh liệt. Không gian ấy dệt nên những duyên tình đôi lứa, cho ta chứng kiến chất mộc mạc dân dã mà rất tinh tế nhẹ nhàng của những trai làng, thôn nữ. Những cô gái quê vào thơ ông thật đẹp:
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già...
Cô gái quê trong bài thơ Mưa Xuânđã thật sự làm ta nhớ nhung một vẻ đẹp chân quê làm nên hồn thơ Nguyễn Bính!
Trên nền không gian mưa xuân đặc trưng đất Bắc, Nguyễn Bính đã dệt nên một thế giới của những mộng ước thật trong trẻo và làm nao lòng bất cứ những ai chớm bước vào mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời! Khi viết bài thơ, nhà thơ cũng đã đem vào tất cả cái trong trắng của chàng trai mười tám tuổi, giàu mơ mộng và rất đa tình, để khắc hoạ những rung động trước vẻ đẹp của "lòng trẻ còn như cây lụa trắng"...
Khung cảnh mở đầu của bài thơ cũng mang theo những nét quen thuộc của làng quê với nghề canh cửi, phảng phất hương vị dân gian, thật yên bình cái thuở: "trai hiền bạn với gái đồng trinh" (Hoa với rượu). Không gian như hoà điệu với lòng người trong cảnh sắc:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hai hình ảnh "mưa xuân" và "hoa xoan" như làm nên sự gắn kết rất hài hoà của mùa xuân đất Bắc. Tất cả hiện lên cảm giác nhẹ nhàng, cái "phơi phới" của mưa xuân như mang theo vẻ tươi tắn của đất trời, cái nao nức của lòng người trong mùa hội.
Nhà thơ dẫn dắt người đọc vào câu chuyện tâm tình của người con gái bên khung cửi, từ khoảnh khắc câu nói bâng quơ của mẹ:
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay
Đó là khoảnh khắc để cho hạt mưa xuân kia giăng mắc những tơ tình ngổn ngang lòng người thôn nữ! Thời gian như chứa đựng cái hồi hộp bâng khuâng của lần hò hẹn cùng người trai thôn Đoài đủ làm hai má em "bừng đỏ". Nhà thơ đã khéo léo đặt hai từ "hình như" và "có lẽ" ở đầu hai dòng thơ để cắt nghĩa cho cái xao xuyến mong manh của lòng người. Thời gian đã chuyển từ ngoại cảnh vào tâm trạng, điểm nhịp theo từng hạt mưa bụi li ti "mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh". Dường như người đọc có thể cảm nhận cái se lạnh của đất trời đã làm nên phút chờ đợi ẩn chứa bao hy vọng và tin tưởng:"Thế nào anh ấy chả sang xem". Không có một hồn thơ nhạy cảm, có lẽ khó mà diễn đạt nổi cái đợi chờ của người thiếu nữ như Nguyễn Bính!
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng tay lại giữa thoi xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!
Em xin phép mẹ vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.:
Nguyễn Bính (1918 - 1966)
Nguyễn Bính đã ghi dấu ấn của mình trên những trang thơ tài hoa thấm đẫm hồn quê, tình quê. Vẻ đẹp chân quê ấy, ngày nay như một của hiếm nên những vần thơ của Nguyễn Bính dường như lại càng có sức lay động, thức tỉnh người nhà quê trong chúng ta một cách mãnh liệt. Không gian ấy dệt nên những duyên tình đôi lứa, cho ta chứng kiến chất mộc mạc dân dã mà rất tinh tế nhẹ nhàng của những trai làng, thôn nữ. Những cô gái quê vào thơ ông thật đẹp:
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già...
Cô gái quê trong bài thơ Mưa Xuânđã thật sự làm ta nhớ nhung một vẻ đẹp chân quê làm nên hồn thơ Nguyễn Bính!
Trên nền không gian mưa xuân đặc trưng đất Bắc, Nguyễn Bính đã dệt nên một thế giới của những mộng ước thật trong trẻo và làm nao lòng bất cứ những ai chớm bước vào mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời! Khi viết bài thơ, nhà thơ cũng đã đem vào tất cả cái trong trắng của chàng trai mười tám tuổi, giàu mơ mộng và rất đa tình, để khắc hoạ những rung động trước vẻ đẹp của "lòng trẻ còn như cây lụa trắng"...
Khung cảnh mở đầu của bài thơ cũng mang theo những nét quen thuộc của làng quê với nghề canh cửi, phảng phất hương vị dân gian, thật yên bình cái thuở: "trai hiền bạn với gái đồng trinh" (Hoa với rượu). Không gian như hoà điệu với lòng người trong cảnh sắc:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hai hình ảnh "mưa xuân" và "hoa xoan" như làm nên sự gắn kết rất hài hoà của mùa xuân đất Bắc. Tất cả hiện lên cảm giác nhẹ nhàng, cái "phơi phới" của mưa xuân như mang theo vẻ tươi tắn của đất trời, cái nao nức của lòng người trong mùa hội.
Nhà thơ dẫn dắt người đọc vào câu chuyện tâm tình của người con gái bên khung cửi, từ khoảnh khắc câu nói bâng quơ của mẹ:
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay
Đó là khoảnh khắc để cho hạt mưa xuân kia giăng mắc những tơ tình ngổn ngang lòng người thôn nữ! Thời gian như chứa đựng cái hồi hộp bâng khuâng của lần hò hẹn cùng người trai thôn Đoài đủ làm hai má em "bừng đỏ". Nhà thơ đã khéo léo đặt hai từ "hình như" và "có lẽ" ở đầu hai dòng thơ để cắt nghĩa cho cái xao xuyến mong manh của lòng người. Thời gian đã chuyển từ ngoại cảnh vào tâm trạng, điểm nhịp theo từng hạt mưa bụi li ti "mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh". Dường như người đọc có thể cảm nhận cái se lạnh của đất trời đã làm nên phút chờ đợi ẩn chứa bao hy vọng và tin tưởng:"Thế nào anh ấy chả sang xem". Không có một hồn thơ nhạy cảm, có lẽ khó mà diễn đạt nổi cái đợi chờ của người thiếu nữ như Nguyễn Bính!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét