Phân tích văn có qui tắc nhưng cũng rất ngẫu hứng! Điều quan trọng là không để cho cảm xúc bị chai, điều này thật khó với những giáo viên dạy lâu năm, để cho thao tác phân tích dần dần đi vào lối mòn! Nếu không luyện viết, lâu ngày sẽ đến lúc bị rơi vào trạng thái như một cái máy, lặp đi lặp lại một vài giọng điệu phân tích.
Rảnh quá, không làm gì cho tập trung, lại bị cuốn vào hành trình lang thang mạng, nên quyết định dành thời gian còn thức này, viết tập vài đoạn phân tích, cho đỡ nhàm! Vì là ngẫu hứng, nên sẽ không coi đây là chuẩn mực cho ai cả, mà chỉ là kiểm tra khả năng viết của chính mình. Có thể trong quá trình viết, nổi hứng viết hài một tí cũng chả sao, coi như là cách xả xì trét.
Trước hết là tự ra đề cho mình: Chọn một đoạn văn trong trích đoạn VỢ CHỒNG A PHỦ của Tô Hoài diễn tả tâm trạng của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ.
Rảnh quá, không làm gì cho tập trung, lại bị cuốn vào hành trình lang thang mạng, nên quyết định dành thời gian còn thức này, viết tập vài đoạn phân tích, cho đỡ nhàm! Vì là ngẫu hứng, nên sẽ không coi đây là chuẩn mực cho ai cả, mà chỉ là kiểm tra khả năng viết của chính mình. Có thể trong quá trình viết, nổi hứng viết hài một tí cũng chả sao, coi như là cách xả xì trét.
Trước hết là tự ra đề cho mình: Chọn một đoạn văn trong trích đoạn VỢ CHỒNG A PHỦ của Tô Hoài diễn tả tâm trạng của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ.
Về các ý sẽ phân tích:- Sự đối lập không gian và con người: Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn --> Mị ra sưởi lửa, chỉ biết chỉ còn với ngọn lửa >< tâm hồn lạnh băng, đầy bóng tối bi kịch - Phân tích trong tương quan từng đoạn văn, theo tiến trình: Ngọn lửa sưởi bùng lên - ngọn lửa bập bùng - đám than vạc hẳn lửa - trong nhà tối bưng - trời tối lắm <--> MỊ: nhìn - thản nhiên (A Phủ có là cái xác chết cũng vậy) --> lé mắt nhìn "dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen" của A Phủ - đồng cảm, bất bình (nghĩ đến người đàn bà bị trói đến chết - Chúng nó thật độc ác - A Phủ cũng sẽ chết đói, chết đau, chết rét, phải chết) --> Mị nghĩ mình bị trói thay cũng không sợ --> (A Phủ nhắm mắt, thở phè từng hồi) cắt dây trói, hoảng hốt giục A Phủ chạy --> đứng lặng trong bóng tối --> chạy theo A Phủ - tự giải phóng chính mình, cắt sợi dây trói vô hình).
BẮT ĐẦU CHỌN VÀ VIẾT ĐOẠN PHÂN TÍCH MỘT Ý TRONG ĐOẠN TRÍCH:
1. Tô Hoài dựng lên một trường đoạn tâm lý nhân vật đầy xung đột, trong đoạn trích điển hình về Mị trong "những đêm mùa đông trên núi cao thật dài và buồn" với sự đối lập Ánh Sáng - Bóng Tối. Bóng tối của hiện thực và Ánh sáng của tâm hồn! Hai chu trình vận động khách quan và chủ quan trái chiều nhau. "Ngọn lửa sưởi" là chi tiết nghệ thuật đắt giá, càng lúc càng lụi dần đi và cuối cùng chỉ còn lại một bóng tối mênh mông cả trong nhà lẫn ngoài nhà. Nhưng có một ngọn lửa khác của tình thương, lòng căm hận, sức phản kháng cứ nhen nhóm dần lên trong lòng Mị, dẫn đến quyết định táo bạo của cô cắt dây trói cứu A Phủ và tự cứu lấy chính mình. Qua đoạn trích, ta nhận ra khát vọng sống, khát vọng tự do vẫn âm ỉ trong lòng Mị, và tạo nên sự phục sinh tâm hồn của cô. Đó cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, chứa đựng tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lời khẳng định cho vẻ đẹp và sức sống tâm hồn Mị bộc lộ trọn vẹn. Tình thương của Mị làm nên sức mạnh. Thương người và thương cả chính mình, không có gì trọn vẹn hơn là phải hành động để cứu người và tự cứu chính mình. Đó cũng là bức thông điệp chứa đựng cảm hứng lãng mạn, chất thơ trong cảnh vật và con người Tây Bắc qua ngòi bút Tô Hoài.
2. Đọc đoạn trích về tâm trạng của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ, chắc hẳn lòng chúng ta còn mang theo bao ám ảnh về hình tượng nhân vật trong tương quan với ngọn lửa sưởi. Người con gái tài hoa xinh đẹp tự do mà cuộc sống hiện tại chìm đắm trong tủi nhục câm lặng, ngỡ như tê liệt mọi giác quan, cảm xúc đã đi đến một quyết định táo bạo, dũng cảm khi cắt đi sợi dây trói thòng lọng bóp nghẹt sự sống của chàng trai A Phủ và tự cắt sợi thòng lọng định mệnh "bóng ma nhà thống lý" ám ảnh trong tâm hồn. Làm sao mà không rưng rưng xúc động trước sự hồi sinh kì diệu như cây khô đâm chồi, gương vỡ lại lành của Mị? Cái nhìn của cô đã được nhà văn khắc họa bằng tất cả tài nghệ miêu tả của một cây bút bậc thầy, chứa đựng biết bao nhiêu uẩn khúc tâm trạng, bùng cháy thành ngọn lửa của tình thương yêu và quyết tâm hành động cứu người cứu mình! Tâm hồn cô từ chỗ bị phong tỏa trong bóng tối mịt mùng của định mệnh - gắn chặt với sự giám sát theo dõi của "con ma nhà thống lí" - nhen nhóm dần một ngọn lửa tình thương, từ chỗ âm ỉ đến chỗ bùng phát mãnh liệt. Ngọn lửa ấy làm khô đi "dòng nước mắt lăn xuống hai hõm má đã xám đen lại" của A Phủ, thiêu đốt sợi dây trói bạo quyền ma mị bó rịt lấy cuộc đời của chính cô. Quá trình phát triển tâm lí của Mị diễn ra hết sức tự nhiên và chân thật, mộc mạc đã cất lên thành tiếng trong những lời trần thuật nửa trực tiếp, từ chỗ "thản nhiên" trong cái nhìn dửng dưng vô cảm đến chỗ thổn thức nghĩ về bất hành đời mình và xót xa cho nỗi oan ức của chàng trai trẻ đang uất hận thấy cái chết từ từ đến với mình, để rồi tiếp thêm cho cô sức mạnh vượt qua nỗi sợ hãi mơ hồ tìm đến con đường giải thoát, hướng về tự do, tìm lại sự sống đích thực cho chính mình. "Chất thơ vời vợi bay lên từ cảnh sắc và con người Tây Bắc" chính là khát vọng mãnh liệt của người phụ nữ tích tụ trong trái tim để bùng lên phá tung màn đêm dày đặc của hiện thực, hướng về ánh sáng tự do, sống một cuộc đời mới đúng nghĩa. Mị - con người tự ý thức! Mị - con người vượt lên chính mình! Mị - tất cả sự thương yêu trân trọng của nhà văn dành cho con người.
3. Ta đã thấy gì ở Mị? Con người lạnh lùng vô cảm làm sao! Ta bị trói đứng nơi góc cột, phải chăng em "thản nhiên" vì cảnh tượng này đâu có xa lạ với em? Mắt ta mở trừng trừng trong tuyệt vọng, nhưng soi vào mắt em ta chỉ thấy vô hồn! Ngọn lửa sưởi kia ơi, liệu có sưởi được trái tim em đang băng giá? Cú đạp của thằng A Sử làm ta sôi sục trái tim hào hiệp, nhưng ta đành bất lực nhìn em tiếp tục ngồi dậy trong lặng câm "chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa". Chả lẽ nhà thống lí Pá Tra đã làm em thành gỗ đá mất rồi sao?
3. Ta đã thấy gì ở Mị? Con người lạnh lùng vô cảm làm sao! Ta bị trói đứng nơi góc cột, phải chăng em "thản nhiên" vì cảnh tượng này đâu có xa lạ với em? Mắt ta mở trừng trừng trong tuyệt vọng, nhưng soi vào mắt em ta chỉ thấy vô hồn! Ngọn lửa sưởi kia ơi, liệu có sưởi được trái tim em đang băng giá? Cú đạp của thằng A Sử làm ta sôi sục trái tim hào hiệp, nhưng ta đành bất lực nhìn em tiếp tục ngồi dậy trong lặng câm "chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa". Chả lẽ nhà thống lí Pá Tra đã làm em thành gỗ đá mất rồi sao?
Ồ, em lé mắt nhìn sang ta!!! (Có phải là em bị mắt lé!!!???) Em vẫn còn thấy sự hiện diện của ta sao? Dẫu chỉ là một chút thoáng qua... Em có thấy dòng nước mắt của ta đang chảy? Ta kiệt sức rồi, hõm má ta đã xám đen! (Hmm, thằng thống lí Pá Tra mất dạy nó trói và bỏ đói ta không cho ăn uống gì cả!). Em nghĩ gì hả Mị? Có phải là em nghĩ về ngày em bị trói đến gục ngã, nghĩ về những người đàn bà bị trói đến chết cũng ở góc nhà này! Chúng nó thật độc ác phải không em! Ta làm gì nên tội? Tại sao ta phải chết, khi ta đang còn muốn sống! Nhưng trời ơi, sợi dây trói thít vào thịt da ta như có lửa xát vào tận xương tủy. Ta...ta... không thể tự cứu được mình rồi! (Biết thế hôm đó ta chạy quách cho xong, có các vàng ta cũng không tự tay đóng cọc trói mình để giờ đây ta nhận ra sự ngu muội của mình, nó coi ta còn thua con bò nhà nó!!! Đúng là ta ngu như bò!) [HE HE, NỔI MÁU TÀ LÊN PHÂN TÍCH THEO ĐIỂM NHÌN NHÂN VẬT A PHỦ XẢ STRESS TRƯỚC KHI ĐI NGỦ! 2 H SÁNG RỒI! NGỦ THÔI! LÚC NÀO CÓ HỨNG LẠI TIẾP TỤC!]