Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 hiện nay đưa vào học thể loại Bình Sử, có nhiều gợi mở trong cách thức tiếp cận! Trước kia, có tủ sách "Những vì sao đất nước" của NXB Kim Đồng, những truyện như thế có thể đến được với trẻ em từ rất sớm. Cho đến tận bây giờ, mấy chục năm trôi qua, những chuyện kể về các danh nhân đất Việt vẫn còn in đậm trong tâm trí.
Bẵng đi khá lâu, chẳng biết từ khi nào những dạng bài học từ lịch sử kiểu như vậy không còn xuất hiện trong sách giáo khoa cũng như trên thị trường xuất bản truyện thiếu nhi là sự xâm lăng của truyện tranh với không ít những truyện vô bổ, hoang đường. Đến bây giờ, kiểu bài bình sử mới đưa vào trong sách giáo khoa lớp 10 quả là muộn màng! Học trò tiếp cận bài học, ngơ ngơ ngác ngác, ngáp ngắn ngáp dài vì các em mù mờ về lịch sử, không có nền tảng từ tuổi thiếu nhi.
Nhưng thà muộn còn hơn không! Chương trình Ngữ Văn có quá ít những bài để khơi dậy cảm hứng tự hào về danh nhân đất nước! Một thời sa vào chủ nghĩa kinh viện, học tác giả tác phẩm theo kiểu hàn lâm. Một thời lại quá sa vào chủ nghĩa đề tài... mà rất ít những tác phẩm hình thành nền tảng đạo lý cho học sinh trên tinh thần ôn cố tri tân.
Chẳng hiểu sao, mình lại hứng thú đặc biệt với kiểu bài bình sử! Có lẽ nó gợi nhớ một thời thiếu nhi mê mẩn với "Trên sông truyền hịch", "Trăng nước Chương Dương", "Những vì sao đất nước", "Chọn soái", "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"... Lịch sử đã thấm vào mình bằng những câu chuyện rút ra từ sách sử, từ những mẩu chuyện sinh động, chứ không phải là những bài lịch sử với kết cấu nhàm chán: sự kiện - diễn biến - kết quả - nguyên nhân - ta thắng địch thua, diệt bao nhiêu tênm thu bao nhiêu súng...
Như trong hai bài học ở sách Ngữ Văn 10 nâng cao: Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ. Với mình, nó không mới, nhưng giờ tiếp cận từ góc độ một giáo viên, vẫn ngẫm ra nhiều điều thú vị. Dù cho hình thức của các tác phẩm Bình Sử có phần hơi xa lạ với tư duy thời nay, nhưng ít nhiều cũng giúp cho hiểu cách người xưa đánh giá về các nhân vật lịch sử. Không phải chỉ là chức danh, hành trạng mà cách nhìn, đánh giá chủ yếu theo những chuẩn mực về tài năng, đức độ, dưới góc nhìn chân thực của sử quan. Chẳng hạn quanh các xung đột giữa Tô Hiến Thành và Thái hậu quanh việc thực hiện di chiếu của tiên vương, để hiểu về ý thức trung quân của kẻ sĩ gắn kết phẩm chất "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất"; chuyện chọn người của Tô Hiến Thành không giống kiểu cất nhắc cán bộ ở một số nơi bây giờ chủ yếu vì cánh hẩu, vì ê kíp mà không thèm quan tâm đến ích nước lợi dân! Chuyện quan xưa đáng cho quan nay học tập! Hay như thái sư Trần Thủ Độ, được sử ghi lại không hề tô vẽ là người ít học nhưng lại có tài thao lược, một tay dựng nghiệp nhà Trần, đầy bản lĩnh đối mặt sự thật, thưởng phạt nghiêm minh, khiến trên dưới đều nể phục! Những bài học như thế, chỉ cần các em ghi nhớ, sẽ phần nào giúp các em hiểu về cha ông, học cách xử thế người xưa mà sống đàng hoàng có nhân cách. Mai mốt có làm quan thì cũng có chút ít định hướng thế nào là quan trí đích thực!
Còn nhiều vấn đề, nhưng muốn bàn sâu bàn kĩ, cần phải hình thành một chuyên luận, không phải là mục đích của entry trên blog này!
Bẵng đi khá lâu, chẳng biết từ khi nào những dạng bài học từ lịch sử kiểu như vậy không còn xuất hiện trong sách giáo khoa cũng như trên thị trường xuất bản truyện thiếu nhi là sự xâm lăng của truyện tranh với không ít những truyện vô bổ, hoang đường. Đến bây giờ, kiểu bài bình sử mới đưa vào trong sách giáo khoa lớp 10 quả là muộn màng! Học trò tiếp cận bài học, ngơ ngơ ngác ngác, ngáp ngắn ngáp dài vì các em mù mờ về lịch sử, không có nền tảng từ tuổi thiếu nhi.
Nhưng thà muộn còn hơn không! Chương trình Ngữ Văn có quá ít những bài để khơi dậy cảm hứng tự hào về danh nhân đất nước! Một thời sa vào chủ nghĩa kinh viện, học tác giả tác phẩm theo kiểu hàn lâm. Một thời lại quá sa vào chủ nghĩa đề tài... mà rất ít những tác phẩm hình thành nền tảng đạo lý cho học sinh trên tinh thần ôn cố tri tân.
Chẳng hiểu sao, mình lại hứng thú đặc biệt với kiểu bài bình sử! Có lẽ nó gợi nhớ một thời thiếu nhi mê mẩn với "Trên sông truyền hịch", "Trăng nước Chương Dương", "Những vì sao đất nước", "Chọn soái", "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"... Lịch sử đã thấm vào mình bằng những câu chuyện rút ra từ sách sử, từ những mẩu chuyện sinh động, chứ không phải là những bài lịch sử với kết cấu nhàm chán: sự kiện - diễn biến - kết quả - nguyên nhân - ta thắng địch thua, diệt bao nhiêu tênm thu bao nhiêu súng...
Như trong hai bài học ở sách Ngữ Văn 10 nâng cao: Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ. Với mình, nó không mới, nhưng giờ tiếp cận từ góc độ một giáo viên, vẫn ngẫm ra nhiều điều thú vị. Dù cho hình thức của các tác phẩm Bình Sử có phần hơi xa lạ với tư duy thời nay, nhưng ít nhiều cũng giúp cho hiểu cách người xưa đánh giá về các nhân vật lịch sử. Không phải chỉ là chức danh, hành trạng mà cách nhìn, đánh giá chủ yếu theo những chuẩn mực về tài năng, đức độ, dưới góc nhìn chân thực của sử quan. Chẳng hạn quanh các xung đột giữa Tô Hiến Thành và Thái hậu quanh việc thực hiện di chiếu của tiên vương, để hiểu về ý thức trung quân của kẻ sĩ gắn kết phẩm chất "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất"; chuyện chọn người của Tô Hiến Thành không giống kiểu cất nhắc cán bộ ở một số nơi bây giờ chủ yếu vì cánh hẩu, vì ê kíp mà không thèm quan tâm đến ích nước lợi dân! Chuyện quan xưa đáng cho quan nay học tập! Hay như thái sư Trần Thủ Độ, được sử ghi lại không hề tô vẽ là người ít học nhưng lại có tài thao lược, một tay dựng nghiệp nhà Trần, đầy bản lĩnh đối mặt sự thật, thưởng phạt nghiêm minh, khiến trên dưới đều nể phục! Những bài học như thế, chỉ cần các em ghi nhớ, sẽ phần nào giúp các em hiểu về cha ông, học cách xử thế người xưa mà sống đàng hoàng có nhân cách. Mai mốt có làm quan thì cũng có chút ít định hướng thế nào là quan trí đích thực!
Còn nhiều vấn đề, nhưng muốn bàn sâu bàn kĩ, cần phải hình thành một chuyên luận, không phải là mục đích của entry trên blog này!