Trong chương trình THPT hiện hành, có một bài học nhan đề : "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" mà có lẽ nhiều giáo viên khi dạy đã không ý thức một cách đầy đủ nhiệm vụ của mình là "bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Việt, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Việt Nam".
Sẽ phải giật mình vì hiện tại nhiều học trò đến lớp 12, thậm chí cả sinh viên đại học, học viên cao học mà vẫn viết tiếng Việt chưa thông, đầy những lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn trong những văn bản tự tay các em soạn thảo.
Chú tôi, một người đi du học ở Pháp từ năm 1964, có 3 con gái sinh ra ở Pháp, nhưng các em con chú đều đọc thông viết thạo tiếng Việt. Bên đó không dạy chương trình tiếng Việt như một bộ môn tự chọn, với mục tiêu : "bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Việt, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Việt ở Pháp", nhưng các em con của chú đều yêu và tự hào với ngôn ngữ của quê cha đất tổ. Vợ chồng chú thím tôi đều là người Việt, nên các em đều nói tiếng Việt khi về nhà, dù em nào cũng nói tới 3, 4 ngoại ngữ! Tình yêu tiếng mẹ đẻ bắt nguồn từ mỗi gia đình. Bên cạnh việc chú thím tôi cho các em học tiếng Việt ở trong cộng đồng người Việt, ở nhà các em đều được chỉ bảo cặn kẽ cách dùng từ và phong cách diễn đạt Việt Nam. Chú thím là người mang hai quốc tịch, được chính phú Pháp tín nhiệm vì những cống hiến cho nước Pháp, nhưng chú luôn trăn trở việc đóng góp cho quê hương, quan tâm đến dòng tộc. Kể lể dài dòng như vậy để thấy rằng ở quốc gia được xem là cái nôi của nền văn minh châu Âu như Pháp, tình cảm yêu quý và niềm tự hào với ngôn ngữ dân tộc của cộng đồng người Việt không phải do sự can thiệp của Bộ giáo dục mà thành, mà cũng chẳng thể áp đặt lối tư duy như thời thực dân cho con em người Việt để nhận xằng "tổ tiên chúng ta là người Gô-loa"! Việc áp đặt một chương trình dạy học tiếng Hoa của Bộ Giáo dục - Đào tạo cho cộng đồng người Hoa liệu có cần thiết chăng, khi chính con em người Việt đang xa dần ngôn ngữ người Việt, thờ ơ với tiếng mẹ đẻ?
Chính những người thuộc thế hệ trước như chú tôi, mỗi khi trò chuyện với nhau thường than phiền về việc người Việt hiện nay sử dụng tiếng Việt một cách bừa bãi, không theo một chuẩn mực nào. Dượng tôi nguyên là một giáo sư Anh Văn, Pháp Văn nhưng ông cũng rất quan tâm đến việc diễn đạt tiếng Việt, đã đưa ra nhiều dẫn chứng về việc dùng sai qui tắc tiếng Việt và thậm chí đã soạn hẳn một bộ tài liệu về việc viết chữ Việt đúng qui tắc. Chú tôi và dượng tôi, một ông ở trời Tây, một ông ở đất Tổ, không hẹn mà gặp khi bàn luận cùng tôi, một giáo viên dạy Ngữ Văn cấp Trung học Phổ thông, đều gửi gắm ước nguyện giúp học trò nói và viết ngôn ngữ Việt đúng chuẩn. Bản thân tôi, nhiều khi tự hào về vốn liếng tiếng Việt kha khá, đã không thể phản bác trước những chứng cứ về việc dùng sai tiếng Việt ngay trên báo chí chính thống: việc dùng lẫn lộn quy/qui, Tý/Tí; chia sẻ hay san sẻ; bỏ dấu như thế nào là đúng ở chữ hòa/hoà...? Cách dùng từ tại sao lại có kiểu lẫn lộn Ta - Tàu hay kiểu ghép từ liên ba như: Ngư lưới cụ, Nông ngư cơ, phối kết hợp...? Rồi tình trạng lộn xộn trong thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ: trong tiếng Anh có một loạt các thuật ngữ như giới từ, túc từ, hình dung từ, ... hoàn toàn không có sự thống nhất với đơn vị từ tương đương trong tiếng Việt. Tôi toát mồ hôi vì những câu hỏi, chính vì ngay cả Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng chưa hề có một qui chuẩn thống nhất trình qua Quốc hội để thông qua. Có những điều bản thân tôi được dạy thời đại học trong phần ngôn ngữ đại cương rằng vì phiên âm quốc tế giống nhau nên dùng quy/qui đều được... Nghĩa là có bao điều trong tiếng Việt chưa hề chuẩn mà chính chúng tôi nhiều khi dạy theo thói quen cũng dễ dàng bỏ qua. Có lúc tôi đã cố cãi trường hợp dùng từ: chia sẻ/ chia xẻ là tùy trường hợp và căn cứ vào sự phát triển ngôn ngữ Việt như một sinh ngữ thì phải chấp nhận sự phát triển và cả thói quen, trong khi cả chú và dượng tôi đều nhất trí phải dùng từ đúng là "chia xẻ"! Trong các tài liệu gần đây, tôi đã cố tìm mà chưa thấy cứ liệu nào để nói lai cho rõ!
Tiếng Việt đáng lẽ phải là ưu tiên hàng đầu và cần phải được qui chuẩn là việc nên làm lúc này của Bộ. Đã gọi là chuẩn thì từ cấp tiểu học cho đến các cấp học cao hơn, từ người dân thường đến các cơ quan truyền thông báo chí, giới văn chương học thuật cần phải tuân theo. Điều đó cần thiết hơn là biên soạn chương trình dạy tiếng của một dân tộc khác cho một cộng đồng dân tộc, trên một đất nước có tới 54 dân tộc! Tiếng Việt phổ thông chưa chuẩn, vậy tiếng dân tộc thiểu số có chuẩn chăng, mà như vậy thì làm sao bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng dân tộc đó, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người dân tộc đó ở Việt Nam? Tiếng Việt ta không chú ý giữ gìn, để phát triển tự do, theo thói quen muốn đọc sao cũng được thì gay go to! E rằng, đến một lúc bảng chữ cái tiếng Việt không đọc là : a, bờ, cờ, dờ, đờ ... hay a, bê, xê, dê, đê... mà thành ay, bi, xi, đi hay lai thêm vài kiểu diễn đạt teen nX: bùn wá! Khân bít lèm seo!
Chú tôi, một người đi du học ở Pháp từ năm 1964, có 3 con gái sinh ra ở Pháp, nhưng các em con chú đều đọc thông viết thạo tiếng Việt. Bên đó không dạy chương trình tiếng Việt như một bộ môn tự chọn, với mục tiêu : "bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Việt, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Việt ở Pháp", nhưng các em con của chú đều yêu và tự hào với ngôn ngữ của quê cha đất tổ. Vợ chồng chú thím tôi đều là người Việt, nên các em đều nói tiếng Việt khi về nhà, dù em nào cũng nói tới 3, 4 ngoại ngữ! Tình yêu tiếng mẹ đẻ bắt nguồn từ mỗi gia đình. Bên cạnh việc chú thím tôi cho các em học tiếng Việt ở trong cộng đồng người Việt, ở nhà các em đều được chỉ bảo cặn kẽ cách dùng từ và phong cách diễn đạt Việt Nam. Chú thím là người mang hai quốc tịch, được chính phú Pháp tín nhiệm vì những cống hiến cho nước Pháp, nhưng chú luôn trăn trở việc đóng góp cho quê hương, quan tâm đến dòng tộc. Kể lể dài dòng như vậy để thấy rằng ở quốc gia được xem là cái nôi của nền văn minh châu Âu như Pháp, tình cảm yêu quý và niềm tự hào với ngôn ngữ dân tộc của cộng đồng người Việt không phải do sự can thiệp của Bộ giáo dục mà thành, mà cũng chẳng thể áp đặt lối tư duy như thời thực dân cho con em người Việt để nhận xằng "tổ tiên chúng ta là người Gô-loa"! Việc áp đặt một chương trình dạy học tiếng Hoa của Bộ Giáo dục - Đào tạo cho cộng đồng người Hoa liệu có cần thiết chăng, khi chính con em người Việt đang xa dần ngôn ngữ người Việt, thờ ơ với tiếng mẹ đẻ?
Chính những người thuộc thế hệ trước như chú tôi, mỗi khi trò chuyện với nhau thường than phiền về việc người Việt hiện nay sử dụng tiếng Việt một cách bừa bãi, không theo một chuẩn mực nào. Dượng tôi nguyên là một giáo sư Anh Văn, Pháp Văn nhưng ông cũng rất quan tâm đến việc diễn đạt tiếng Việt, đã đưa ra nhiều dẫn chứng về việc dùng sai qui tắc tiếng Việt và thậm chí đã soạn hẳn một bộ tài liệu về việc viết chữ Việt đúng qui tắc. Chú tôi và dượng tôi, một ông ở trời Tây, một ông ở đất Tổ, không hẹn mà gặp khi bàn luận cùng tôi, một giáo viên dạy Ngữ Văn cấp Trung học Phổ thông, đều gửi gắm ước nguyện giúp học trò nói và viết ngôn ngữ Việt đúng chuẩn. Bản thân tôi, nhiều khi tự hào về vốn liếng tiếng Việt kha khá, đã không thể phản bác trước những chứng cứ về việc dùng sai tiếng Việt ngay trên báo chí chính thống: việc dùng lẫn lộn quy/qui, Tý/Tí; chia sẻ hay san sẻ; bỏ dấu như thế nào là đúng ở chữ hòa/hoà...? Cách dùng từ tại sao lại có kiểu lẫn lộn Ta - Tàu hay kiểu ghép từ liên ba như: Ngư lưới cụ, Nông ngư cơ, phối kết hợp...? Rồi tình trạng lộn xộn trong thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ: trong tiếng Anh có một loạt các thuật ngữ như giới từ, túc từ, hình dung từ, ... hoàn toàn không có sự thống nhất với đơn vị từ tương đương trong tiếng Việt. Tôi toát mồ hôi vì những câu hỏi, chính vì ngay cả Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng chưa hề có một qui chuẩn thống nhất trình qua Quốc hội để thông qua. Có những điều bản thân tôi được dạy thời đại học trong phần ngôn ngữ đại cương rằng vì phiên âm quốc tế giống nhau nên dùng quy/qui đều được... Nghĩa là có bao điều trong tiếng Việt chưa hề chuẩn mà chính chúng tôi nhiều khi dạy theo thói quen cũng dễ dàng bỏ qua. Có lúc tôi đã cố cãi trường hợp dùng từ: chia sẻ/ chia xẻ là tùy trường hợp và căn cứ vào sự phát triển ngôn ngữ Việt như một sinh ngữ thì phải chấp nhận sự phát triển và cả thói quen, trong khi cả chú và dượng tôi đều nhất trí phải dùng từ đúng là "chia xẻ"! Trong các tài liệu gần đây, tôi đã cố tìm mà chưa thấy cứ liệu nào để nói lai cho rõ!
Tiếng Việt đáng lẽ phải là ưu tiên hàng đầu và cần phải được qui chuẩn là việc nên làm lúc này của Bộ. Đã gọi là chuẩn thì từ cấp tiểu học cho đến các cấp học cao hơn, từ người dân thường đến các cơ quan truyền thông báo chí, giới văn chương học thuật cần phải tuân theo. Điều đó cần thiết hơn là biên soạn chương trình dạy tiếng của một dân tộc khác cho một cộng đồng dân tộc, trên một đất nước có tới 54 dân tộc! Tiếng Việt phổ thông chưa chuẩn, vậy tiếng dân tộc thiểu số có chuẩn chăng, mà như vậy thì làm sao bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng dân tộc đó, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người dân tộc đó ở Việt Nam? Tiếng Việt ta không chú ý giữ gìn, để phát triển tự do, theo thói quen muốn đọc sao cũng được thì gay go to! E rằng, đến một lúc bảng chữ cái tiếng Việt không đọc là : a, bờ, cờ, dờ, đờ ... hay a, bê, xê, dê, đê... mà thành ay, bi, xi, đi hay lai thêm vài kiểu diễn đạt teen nX: bùn wá! Khân bít lèm seo!