Mười năm dạy trường chuyên Lê Quý Đôn.
Các thế hệ học sinh ngày đầu và thế hệ học sinh bây giờ đã thấy sự khác biệt rõ nét. Dù là 8X hay 9X thì các em có thể xem là cùng thế hệ. Thế nhưng đang có sự chuyển hóa về chất. Có thể sau này điều kiện các em đầy đủ hơn, việc vào trường chuyên không còn là nỗi băn khoăn với những học sinh thật sự có năng lực, vì cái đích duy nhất bây giờ các em hướng tới là thi đậu Đại học. Mà xem ra, môi trường hữu hiệu nhất là trường chuyên! Khác biệt trong nhận thức của 8X và 9X cũng từ đây!
Trước kia, niềm vui nhân lên trong những ngày đầu là sự ngất ngây của cả thầy lẫn trò, những cảm xúc không bao giờ quên được. Còn bây giờ, đậu học sinh giỏi là nhiệm vụ và gánh nặng của cả thầy lẫn trò. Thầy vì danh dự người dạy, trò vì áp lực bị vào đội tuyển. Đội tuyển đã không còn là niềm vinh quang số 1 mà chỉ là dịp chứng tỏ đẳng cấp dân chuyên. Nhưng khi đến đích sớm thì ngay lập tức các em muốn rời bỏ cái đích ấy càng nhanh càng tốt! Có nhiều lý do: sự thay đổi cách nhìn nhận môn chuyên, động lực vào thẳng của học sinh giỏi không còn, ít nhiều một số giáo viên, gia đình và cá nhân học sinh xem hiệu quả thực dụng là hàng đầu!!! Tuy nhiên, thật là cực hình khi lên lớp, thầy giáo cứ phải đốt cạn kiệt ngọn lửa đam mê nhưng chẳng may bị nhúng vào một nhúm giẻ ướt ỉu xìu!
Biết rằng không nên đòi hỏi một sự hy sinh cho một mục đích thiếu rõ ràng! Biết rằng mỗi thời có sự thay đổi trong quan niệm sống. Thế nhưng, với một thế hệ sớm tắt ngọn lửa đam mê cống hiến, sớm biết mùi thực dụng khá sớm, thì những gì thầy giảng trong lời văn có đủ làm các em háo hức như lớp học trò thưở xưa? Khi nghị luận xã hội trở lại với mục đích giáo dục, tăng cường kỹ năng sống cho các em, nhưng mau chóng bị biến tướng thành công thức, thành khuôn sáo, các em có đủ năng lực tiếp cận những tư tưởng đạo lý tốt đẹp, có hành vi ứng xử đẹp, hướng về những chuẩn mực CHÂN - THIỆN - MĨ như thầy cô mong đợi? Hay đang có một chuẩn mực khác, không phải từ phía nhà trường, đang hình thành một cách tự phát, đang bủa vây môi trường sống học trò, khiến cho những vấn nạn học đường bùng phát, khiến các em tự xây dựng cho mình những vỏ bọc biện minh cho một kiểu sống mang đậm màu sắc thực dụng như hiện nay? Đại đa số các em hay chỉ "môt bộ phận"? Có phải chăng người thầy ngày càng trở nên bi quan trước chính học trò mình?
Tại sao? Tại sao? Đến bây giờ thầy vẫn đang đi tìm một lời giải đáp!
Các thế hệ học sinh ngày đầu và thế hệ học sinh bây giờ đã thấy sự khác biệt rõ nét. Dù là 8X hay 9X thì các em có thể xem là cùng thế hệ. Thế nhưng đang có sự chuyển hóa về chất. Có thể sau này điều kiện các em đầy đủ hơn, việc vào trường chuyên không còn là nỗi băn khoăn với những học sinh thật sự có năng lực, vì cái đích duy nhất bây giờ các em hướng tới là thi đậu Đại học. Mà xem ra, môi trường hữu hiệu nhất là trường chuyên! Khác biệt trong nhận thức của 8X và 9X cũng từ đây!
Trước kia, niềm vui nhân lên trong những ngày đầu là sự ngất ngây của cả thầy lẫn trò, những cảm xúc không bao giờ quên được. Còn bây giờ, đậu học sinh giỏi là nhiệm vụ và gánh nặng của cả thầy lẫn trò. Thầy vì danh dự người dạy, trò vì áp lực bị vào đội tuyển. Đội tuyển đã không còn là niềm vinh quang số 1 mà chỉ là dịp chứng tỏ đẳng cấp dân chuyên. Nhưng khi đến đích sớm thì ngay lập tức các em muốn rời bỏ cái đích ấy càng nhanh càng tốt! Có nhiều lý do: sự thay đổi cách nhìn nhận môn chuyên, động lực vào thẳng của học sinh giỏi không còn, ít nhiều một số giáo viên, gia đình và cá nhân học sinh xem hiệu quả thực dụng là hàng đầu!!! Tuy nhiên, thật là cực hình khi lên lớp, thầy giáo cứ phải đốt cạn kiệt ngọn lửa đam mê nhưng chẳng may bị nhúng vào một nhúm giẻ ướt ỉu xìu!
Biết rằng không nên đòi hỏi một sự hy sinh cho một mục đích thiếu rõ ràng! Biết rằng mỗi thời có sự thay đổi trong quan niệm sống. Thế nhưng, với một thế hệ sớm tắt ngọn lửa đam mê cống hiến, sớm biết mùi thực dụng khá sớm, thì những gì thầy giảng trong lời văn có đủ làm các em háo hức như lớp học trò thưở xưa? Khi nghị luận xã hội trở lại với mục đích giáo dục, tăng cường kỹ năng sống cho các em, nhưng mau chóng bị biến tướng thành công thức, thành khuôn sáo, các em có đủ năng lực tiếp cận những tư tưởng đạo lý tốt đẹp, có hành vi ứng xử đẹp, hướng về những chuẩn mực CHÂN - THIỆN - MĨ như thầy cô mong đợi? Hay đang có một chuẩn mực khác, không phải từ phía nhà trường, đang hình thành một cách tự phát, đang bủa vây môi trường sống học trò, khiến cho những vấn nạn học đường bùng phát, khiến các em tự xây dựng cho mình những vỏ bọc biện minh cho một kiểu sống mang đậm màu sắc thực dụng như hiện nay? Đại đa số các em hay chỉ "môt bộ phận"? Có phải chăng người thầy ngày càng trở nên bi quan trước chính học trò mình?
Tại sao? Tại sao? Đến bây giờ thầy vẫn đang đi tìm một lời giải đáp!