Đề bài : Anh(chị) có suy nghĩ gì về câu nói nổi tiếng của Dacuyn: "Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học".
Anh(chị) có suy nghĩ gì về con đường học vấn tới đây?
Bài soạn nháp:
Nhân loại biết ơn nhà bác học vĩ đại Đác-Uyn, cha để của học thuyết tiến hoá., đóng góp vô cùng giá trị cho cách hiểu đúng đắn về sự phát triển của loài người, thoát ra khỏi sự mê muội Cả nhân loại sững sờ trước bộ óc vĩ đại của ông, nhưng chính bản thân ông đã rất khiêm tốn khi phát biểu: "Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học". Ý kiến của Đác-Uyn đã khẳng định tầm quan trọng của tự học với cá nhân và cả xã hội.
Học tập là quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của nhân loại. Hoạt động học tập thường được hiểu là học từ trong sách vở, qua lời giảng của thầy cô giáo, học từ trong đời sống. Ngày nay, trong định hướng của tổ chức UNESCO, chúng ta đang hướng về xây dựng một xã hội học tập, trong đó vai trò tự học được nhấn mạnh như là yếu tố phát huy năng lực, tính tự chủ trong học tập của người học. Việc học không chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định nào đó mà gắn bó suốt đời với người học. Ý kiến của Đác-Uyn từ hàng trăm năm trước đã cho thấy ông đi trước thời đại và bản thân ông cũng chính là một tấm gương sáng trong việc tự học.
Việc học không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức mà còn gắn với ý thức của người học biết biến kiến thức thành kỹ năng, thành vốn sống, hành trang theo suốt hành trình đời người. Vì vậy chúng ta cần hiểu thấu đáo ý nghĩa hai tiếng "tự học" mà Đác-Uyn đã nói. Việc tự học không chỉ là yêu cầu của giáo viên với học sinh trong nhà trường mà chính là xuất phát từ nhu cầu tự thân của người học. quá trình tự học diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ. Có thể nói một cách khái quát là tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống: từ hiện tượng thiên nhiên, thực tiễn xã hội đều giúp ích cho con người mở mang tầm mắt, học được nhiều điều hay lẽ phải, bồi đắp cả kiến thức và tâm hồn.
Đác-Uyn quả thật đã không khiêm tốn giả vờ khi khẳng định giá trị mà ông tạo nên cho đời sống này là thông qua việc tự học. Đó chính là quá trình lao động trí óc đầy vinh quang và trải qua nhiều khó khăn thử thách trong suốt cuộc đời nhà bác học. Nếu Đác-Uyn chỉ là một người thụ động nhồi nhét kiến thức sách vở, thiếu sự hoài nghi khoa học, không tìm tòi khám phá thì ông không thể nào vuợt lên những khó khăn trắc trở trong công việc của mình. Bên cạnh đó còn là niềm tin mãnh liệt vào chân lí khoa học mà ông đã khám phá, cùng với sự thận trọng cần thiết của một người làm khoa học, ông đã trải qua quá trình tự suy ngẫm, đối chiếu so sánh các kết quả, tổng hợp phân tích để đi đến kết luận đúng đắn. Tự học đòi hỏi một sự kiên trì nhẫn nại bên cạnh khả năng thu thập xử lý thông tin để sắp xếp thành hệ thống các luận điểm khoa học...Suy cho cùng, những việc làm hành động của nhà bác học chính là quá trình tự học có phương pháp, có định hướng.
Tất nhiên, muốn tự học tốt phải xuất phát từ một nền tảng kiến thức nhất định, có sự định hướng từ phía thầy cô giáo, nếu không quá trình tự học sẽ diễn ra khó khăn hơn, mất nhiều thời gian của người học hơn. Điều quan trọng hơn là trong quá trình tự học, bản thân người học phải hết sức kiên trì và đam mê, có như vậy mới kích thích khả năng tìm tòi khám phá chân lý. Tự học không phải là một quá trình mò mẫm mang tính chất may rủi mà phải tiến hành có hệ thống, có kế hoạch. Việc tự học có thể tìm nguồn từ sách vở, từ bạn bè, từ quan sát kiểm nghiệm trong thực tiễn.Không những thế, cần phải có một niềm tin vào chính bản thân để vượt qua những vướng mắc có thể gặp phải.
Tự học giúp chúng ta nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh tự vượt lên chính mình. Tấm gương của nhà bác học Đác-Uyn đã cho chúng ta thấy rõ: nếu như có đủ ý chí vươn lên trong cuộc sống, chúng ta hoàn toàn có thể thông qua con đường tự học để trưởng thành.
Bài soạn nháp:
Nhân loại biết ơn nhà bác học vĩ đại Đác-Uyn, cha để của học thuyết tiến hoá., đóng góp vô cùng giá trị cho cách hiểu đúng đắn về sự phát triển của loài người, thoát ra khỏi sự mê muội Cả nhân loại sững sờ trước bộ óc vĩ đại của ông, nhưng chính bản thân ông đã rất khiêm tốn khi phát biểu: "Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học". Ý kiến của Đác-Uyn đã khẳng định tầm quan trọng của tự học với cá nhân và cả xã hội.
Học tập là quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của nhân loại. Hoạt động học tập thường được hiểu là học từ trong sách vở, qua lời giảng của thầy cô giáo, học từ trong đời sống. Ngày nay, trong định hướng của tổ chức UNESCO, chúng ta đang hướng về xây dựng một xã hội học tập, trong đó vai trò tự học được nhấn mạnh như là yếu tố phát huy năng lực, tính tự chủ trong học tập của người học. Việc học không chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định nào đó mà gắn bó suốt đời với người học. Ý kiến của Đác-Uyn từ hàng trăm năm trước đã cho thấy ông đi trước thời đại và bản thân ông cũng chính là một tấm gương sáng trong việc tự học.
Việc học không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức mà còn gắn với ý thức của người học biết biến kiến thức thành kỹ năng, thành vốn sống, hành trang theo suốt hành trình đời người. Vì vậy chúng ta cần hiểu thấu đáo ý nghĩa hai tiếng "tự học" mà Đác-Uyn đã nói. Việc tự học không chỉ là yêu cầu của giáo viên với học sinh trong nhà trường mà chính là xuất phát từ nhu cầu tự thân của người học. quá trình tự học diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ. Có thể nói một cách khái quát là tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống: từ hiện tượng thiên nhiên, thực tiễn xã hội đều giúp ích cho con người mở mang tầm mắt, học được nhiều điều hay lẽ phải, bồi đắp cả kiến thức và tâm hồn.
Đác-Uyn quả thật đã không khiêm tốn giả vờ khi khẳng định giá trị mà ông tạo nên cho đời sống này là thông qua việc tự học. Đó chính là quá trình lao động trí óc đầy vinh quang và trải qua nhiều khó khăn thử thách trong suốt cuộc đời nhà bác học. Nếu Đác-Uyn chỉ là một người thụ động nhồi nhét kiến thức sách vở, thiếu sự hoài nghi khoa học, không tìm tòi khám phá thì ông không thể nào vuợt lên những khó khăn trắc trở trong công việc của mình. Bên cạnh đó còn là niềm tin mãnh liệt vào chân lí khoa học mà ông đã khám phá, cùng với sự thận trọng cần thiết của một người làm khoa học, ông đã trải qua quá trình tự suy ngẫm, đối chiếu so sánh các kết quả, tổng hợp phân tích để đi đến kết luận đúng đắn. Tự học đòi hỏi một sự kiên trì nhẫn nại bên cạnh khả năng thu thập xử lý thông tin để sắp xếp thành hệ thống các luận điểm khoa học...Suy cho cùng, những việc làm hành động của nhà bác học chính là quá trình tự học có phương pháp, có định hướng.
Tất nhiên, muốn tự học tốt phải xuất phát từ một nền tảng kiến thức nhất định, có sự định hướng từ phía thầy cô giáo, nếu không quá trình tự học sẽ diễn ra khó khăn hơn, mất nhiều thời gian của người học hơn. Điều quan trọng hơn là trong quá trình tự học, bản thân người học phải hết sức kiên trì và đam mê, có như vậy mới kích thích khả năng tìm tòi khám phá chân lý. Tự học không phải là một quá trình mò mẫm mang tính chất may rủi mà phải tiến hành có hệ thống, có kế hoạch. Việc tự học có thể tìm nguồn từ sách vở, từ bạn bè, từ quan sát kiểm nghiệm trong thực tiễn.Không những thế, cần phải có một niềm tin vào chính bản thân để vượt qua những vướng mắc có thể gặp phải.
Tự học giúp chúng ta nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh tự vượt lên chính mình. Tấm gương của nhà bác học Đác-Uyn đã cho chúng ta thấy rõ: nếu như có đủ ý chí vươn lên trong cuộc sống, chúng ta hoàn toàn có thể thông qua con đường tự học để trưởng thành.